Trong thế giới tiền điện tử (crypto) bảo mật là yếu tố sống còn, bởi chỉ cần một sơ suất nhỏ bạn có thể mất toàn bộ số tiền đầu tư. Các hacker ngày càng trở nên tinh vi và sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để tấn công người dùng. Để bảo vệ tài sản của mình, bạn cần trang bị những kiến thức cần thiết về các loại hình tấn công phổ biến và cách phòng tránh hiệu quả.
Crypto là gì?
Crypto là khái niệm dùng để chỉ một loại tiền điện tử. Nó được dùng như phương tiện giao dịch trên các nền tảng Blockchain. Hệ thống mã hóa mạnh mẽ sẽ giúp bảo đảm giao dịch, kiểm soát việc tạo ra các đơn vị tiền điện tử mới.
Tài khoản tiền điện tử là nơi bạn lưu trữ và quản lý dòng tiền của mình. Có hai loại tài khoản chính:
- Ví tiền điện tử: Một công cụ dùng để chứa tiền điện tử. Bao gồm: ví nóng – kết nối Internet (như ví trên sàn giao dịch) và ví lạnh – ngoại tuyến (như ví phần cứng: SafePal, Ledger, Trezor)
- Tài khoản trên sàn giao dịch: Là tài khoản bạn tạo trên các sàn giao dịch như Binance, Coinbase hoặc Kraken để thực hiện các hoạt động mua, bán và lưu trữ.
5 rủi ro bảo mật hàng đầu đe dọa tài khoản tiền điện tử
1. Tấn công Phishing
Phishing là một chiêu trò lừa đảo trực tuyến phổ biến và gần đây nó đang nhắm vào người dùng tiền điện tử. Các hacker tạo ra website giả mạo để đánh cắp thông tin đăng nhập và private key của người dùng. Sự thiếu cảnh giác và thiết kế tinh vi của các trang giả mạo khiến nhiều người dễ mắc lừa.
2. Tấn công Brute Force
Tấn công Brute Force – một mối đe dọa nghiêm trọng đối với tài khoản crypto. Kẻ gian sử dụng phần mềm để thử mọi tổ hợp mật khẩu, nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Để bảo vệ tài khoản, bạn nên sử dụng mật khẩu mạnh (bao gồm chữ cái, số, ký tự) và kích hoạt xác thực hai yếu tố.
3. Tấn công bằng Malware (Phần mềm độc hại)
Phần mềm độc hại malware thường được thiết kế để đánh cắp dữ liệu truy cập từ thiết bị của người dùng. Một số loại malware có thể can thiệp vào giao dịch bằng cách thay đổi địa chỉ ví nhận tiền.
4. Tấn công trung gian Man-in-the-middle
Khi bị tấn công Man-in-the-middle, người dùng có thể bị đánh cắp thông tin truy cập, mật khẩu dẫn đến việc bị xâm nhập trái phép và bị chiếm đoạt tài sản số. Các mạng Wifi công cộng với đặc điểm bảo mật kém là một trong những nguyên nhân chính gây ra loại xâm nhập này.
5. Lỗ hổng bảo mật của sàn giao dịch là điểm yếu
Việc khai thác lỗ hổng bảo mật của sàn giao dịch là một rủi ro lớn đối với người dùng tiền cypto. Khi hệ thống bảo mật không đủ mạnh, tin tặc có thể xâm nhập và đánh cắp thông tin cá nhân, tài sản kỹ thuật số một cách dễ dàng.
Một số cách bảo vệ giao dịch tiền điện tử hiệu quả và an toàn
- Kết hợp dùng cả ví nóng và ví lạnh: Ví nóng dùng cho các khoản tiền nhỏ và giao dịch hàng ngày; ví lạnh để thực hiện và lưu trữ số lượng tiền lớn, lâu dài.
- Sử dụng xác thực đa yếu tố (2FA): Tăng cường độ an toàn với lớp bảo mật thứ hai như mã xác thực OTP, xác thực sinh trắc học kết hợp sử dụng khóa bảo mật vật lý YubiKey.
- Không chia sẻ bất kỳ thông tin quan trọng nào: Tuyệt đối không bao giờ tiết lộ mật khẩu hoặc private key cho người khác, kể cả nhân viên ngân hàng
- Cập nhật phần mềm thường xuyên: Đảm bảo ví tiền điện tử và thiết bị của bạn luôn sử dụng phiên bản mới nhất để giảm thiểu lỗ hổng bảo mật.
Thị trường tiền điện tử luôn biến động và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên, với những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết, bạn hoàn toàn có thể bảo vệ tài sản số của mình. Hãy luôn nhớ rằng, an toàn bảo mật là yếu tố hàng đầu khi tham gia vào việc đầu tư cryto.